Từ năm lên 5 tuổi, John Simons đã có đam mê dòng xe Pontiac. "Ông bà tôi mua một chiếc Pontiac Bonneville SSEi đời 1992. Tôi thích chiếc ô tô đó, nó có đủ nút bấm và các thiết bị điện tử làm mê đắm bất cứ đứa trẻ nào tò mò về ô tô. Năm 16 tuổi, tôi được tặng chiếc xe, kể từ đó tôi thích tìm hiểu về thương hiệu Pontiac", John kể.
![]() |
Đoạn thư ngắn được John Simons để lại cho chủ nhân cách đây 14 năm. |
Khi nhìn thấy chiếc Pontiac 6000 SE AWD 1990 màu đỏ tía đỗ tại Đại học Central Washington ở bang Washington, Mỹ, chàng trai ngay lập tức bị cuốn hút.
Tháng 9/2007, John viết một bức thư ngắn khen chiếc xe và để lại email rồi bày tỏ nguyện vọng nếu như chủ nhân chiếc xe muốn bán hãy liên hệ với mình.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, 14 năm trôi qua, tưởng như câu chuyện và bức thư ngày đó sẽ rơi vào quên lãng. Nhưng mới đây, chàng trai này nhận được tin báo về chiếc xe.
Chủ nhân của chiếc Pontiac 6000 SE AWD 1990 mà John thấy ở sân trường hồi năm 2007 là của ông Dean Ross Sr. Người đàn ông này đã giữ chiếc xe đến tận khi trút hơi thở cuối cùng vào tháng 3/2021, thọ 97 tuổi.
Con trai và con gái của ông đã tìm thấy bức thư và liên hệ với John Simons như điều anh đã gửi gắm cách đây 14 năm. Chiếc xe đã chạy 172.000km, nhưng trông hình thức bề ngoài vẫn đẹp và tốt.
Sau khi được các con của ông Dean Ross bán lại, chiếc xe Pontiac 6000 SE AWD 1990 được Simon cất giữa chủ yếu trong gara, số lần lái ra đường ít. Chàng trai này dự định sẽ sửa chữa một số lỗi nhỏ.
![]() |
Hiện John Simons đã được sở hữu chiếc xe này. |
![]() |
John Simons rất vui sướng khi bất ngờ được bán lại chiếc xe sau 14 năm để lại bức thư |
![]() |
Ngoại thất chiếc Pontiac 6000 SE AWD 1990 khá mới |
![]() |
Phía sau chiếc Pontiac 6000 SE AWD 1990 |
![]() |
Sau nhiều năm sử dụng, hàng ghế đã bạc màu |
![]() |
Khoáng lái khá rộng rãi, phù hợp với người lái có vóc dáng cao to |
![]() |
Công tắc |
![]() |
Cần số và cụm điểu khiển |
![]() |
Logo chiếc xe ánh vàng đồng |
![]() |
Chiếc xe và mẩu giấy nhắn |
Năm 1991 là năm cuối cùng mà những chiếc Pontiac 6000 được bán ra. Chúng đã đi vào lịch sử của ngành ô tô thế giới song vẫn chiếm được tình cảm của giới mê xe trong đó có John Simons.
Pontiac từng thương hiệu xe thuộc General Motors. Tuy nhiên, hiện tại thương hiệu Pontiac đã đóng cửa. Vibe là mẫu xe cuối cùng của Pontiac, thương hiệu này kết thúc sản xuất tháng 8/2009.
Bình An(Theo Motor1)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe cổ? Hãy chia sẻ bài viết đánh giá về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sở thích sưu tầm xe cổ ngày càng phổ biến trên thế giới khiến giá xe cổ tăng chóng mặt trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, không phải mẫu xe cổ nào cũng “xứng” với giá bán cao ngất ngưởng của nó.
" alt=""/>Để lại mẩu giấy xin mua xe, 14 năm sau mới được bán lạiNhững trò đùa quái đản là thứ làm nên sự thú vị cho game. Ảnh: House House.
Con ngỗng trắng khó ưa
Ngày 20/9/2019, bốn thành viên House House cho ra đời trò chơi thuộc thể loại giải đố lén lút. Tính bỡn cợt đã xuất hiện ngay từ cái tên Untitled Goose Game Trò chơi không tên về một con ngỗng).
Cảm hứng ra đời của trò chơi cũng chẳng thể nghiêm túc hơn. House House quyết định làm game sau khi một thành viên trong nhóm thách thức cả nhóm tạo sản phẩm về một con ngỗng.
“Thức dậy trong một buổi sáng đẹp trời tại làng quê yên bình và bạn là con ngỗng điên khùng”, Epic Games mô tả về trò chơi trên trang chủ.
Nhiệm vụ game rất đơn giản, người chơi có mục tiêu làm đảo lộn cuộc sống người dân xung quanh. Ở mỗi vùng trong game sẽ có những yêu cầu khác nhau bạn cần phải hoàn thành trước khi chuyển đến vùng tiếp theo.
Nói một cách đơn giản, thay vì đi cứu thế giới, người chơi sẽ phải sống trong hình hài một con ngỗng "khó ưa". Lẽ sống duy nhất của cuộc đời chú ngỗng là biến đời sống con người xung quanh trở nên tồi tệ nhất có thể. Hoặc chí ít, nó phải làm cho mọi thứ rối tung lên.
Để "khủng bố" cả làng, con ngỗng này cũng chỉ có những năng lực như bao đồng loại ngoài đời thực của nó: tiếng kêu inh ỏi, gắp đồ bằng mỏ, vỗ cánh và chạy lạch bạch.
![]() |
Untitled Goose Game có phong cách đồ họa đơn giản, hài hước. Ảnh: House House. |
"Truyền nhân" Among Us?
Untitled Goose Game được xây dựng trên nền đồ họa 2D, phong cách nghệ thuật truyền cảm hứng từ các chương trình truyền hình cho trẻ em nổi tiếng như Fireman Sam hay Postman Pat. Điều này góp phần tạo nên mối liên hệ gần gũi với người chơi.
Phong cảnh thanh bình của nông thôn Anh càng làm nổi bật sự hài hước chú ngỗng trắng tạo ra. Đặc biệt hơn, dù cho bạn đã hoàn thành tất cả nhiệm vụ chính, trò chơi vẫn chưa kết thúc. Sẽ luôn có những vật phẩm mới được trao để người chơi tiếp tục công cuộc quậy phá, nâng cao trình độ “làm ngỗng” của mình.
Dù ra mắt và gây đươc tiếng vang cuối 2019, sự chú ý dành cho Untitled Goose Game dần im ắng và chỉ mới quay trở lại trong thời gian gần đây. Rất có thể, sự mộc mạc đầy thú vị của Among Us đã khiến cho những game xây dựng trên những yếu tố tương tự một lần nữa được người chơi đón nhận.
“Chưa bao giờ tôi cảm thấy kinh ngạc vì sự chân thực của đồ họa trong game đến như vậy”, tài khoản Reddit Simon Parking nhận định. Còn với tờ Washington Post, Untitled Goose Game là "cách an toàn và chấp nhận được về mặt xã hội để giải tỏa stress".
Lối chơi Untitled Goose Game
Theo tờ Washington Post, Untitled Goose Game là cách an toàn và chấp nhận được về mặt xã hội để bạn có thể giải tỏa stress.(Theo Zing)
Thành công rực rỡ chỉ sau một đêm của Among Us gợi nhớ đến hiện tượng Flappy Bird năm nào.
" alt=""/>Đây sẽ là game thay thế Among Us?Nếu việc hoàn thành liên thông mã QR giữa 2 ứng dụng PC-Covid và VNeID được thực hiện theo đúng thời hạn được đại diện Cục Tin học hóa đưa ra – ngày 1/11, chỉ vài ngày tới, 3 ứng dụng phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 gồm PC-Covid, VNeID và Sổ Sức khỏe điện tử sẽ dùng chung mã QR quốc gia được Bộ TT&TT hướng dẫn từ ngày 11/9.
Việc này tạo thuận lợi cho người dân tham gia công tác phòng chống dịch, thông qua sử dụng các nền tảng công nghệ hỗ trợ quản lý, kiểm soát dịch đã và đang được triển khai, tiêu biểu như nền tảng khai báo y tế và kiểm soát người vào ra các địa điểm bằng mã QR.
![]() |
PC-Covid, VNeID và Sổ Sức khỏe điện tử là 3 ứng dụng được thống nhất sử dụng trong phòng chống dịch. |
Trong kết luận hội nghị trực tuyến ngày 16/10 quán triệt một số nội dung về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư, Lãnh đạo 3 Bộ: Y tế, Công an, TT&TT đã thống nhất quan điểm, chủ trương xuyên suốt là toàn thể các cấp, các ngành cùng phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện kế hoạch kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng vắc xin phòng Covid với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tất cả vì mục tiêu chung, tránh “quyền anh, quyền tôi”, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.
Lãnh đạo 3 Bộ cũng thống nhất chỉ sử dụng 3 ứng dụng phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 gồm: PC-Covid do Ban chỉ đạo quốc gia chỉ đạo xây dựng phục vụ phòng chống dịch Covid-19; VNeID - ứng dụng phục vụ định danh người dân, xác thực người dân do Bộ Công an quản lý và là ứng dụng tồn tại lâu dài để phục vụ xã hội; Sổ Sức khỏe điện tử - ứng dụng quản lý thông tin sức khỏe của người dân, trong đó có dữ liệu về tiêm chủng do Bộ Y tế quản lý.
Ba nền tảng trên liên thông dữ liệu với nhau, xác thực thông tin cho nhau. “Địa phương không phát triển thêm phần mềm ứng dụng khác, tránh gây rắc rối cho người dân”, thông báo kết luận hội nghị nêu rõ.
Cũng tại kết luận hội nghị ngày 16/10, lãnh đạo 3 Bộ Y tế, Công an, TT&TT thống nhất việc yêu cầu các địa phương triển khai dùng chung 1 mã QR. Cụ thể, người dân sẽ sử dụng mã QR trên thẻ Căn cước công dân (đối với trường hợp chưa cấp thẻ Căn cước công dân thì sử dụng mã số công dân); khi sử dụng trên ứng dụng di động thì dùng chung mã QR do Bộ TT&TT hướng dẫn tại Quyết định 1405 ngày 11/9/2021 về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng chống dịch Covid-19.
Theo hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 (phiên bản 1.1) được ban hành ngày 11/9, mỗi cá nhân sử dụng các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 được cấp 1 mã QR cá nhân. Mã QR cá nhân có thể được sử dụng để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đọc và truy vấn dữ liệu liên quan phục vụ công tác phòng, chống dịch, bệnh Covid-19. Việc Bộ TT&TT có hướng dẫn để hiển thị và sử dụng 1 mã QR cá nhân thống nhất trong tất cả các nền tảng, ứng dụng sẽ tạo thuận lợi tối đa cho mỗi người dân và các cơ quan, tổ chức khi thực hiện các nghiệp vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Vân Anh
Bộ TT&TT vừa có hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất toàn quốc tạo tiền đề quan trọng giúp người dân có thể chọn dùng ứng dụng cung cấp mã QR cá nhân phù hợp để phòng chống dịch Covid-19.
" alt=""/>Hoàn thành liên thông mã QR trên 2 ứng dụng PC